Trang chủ Gỗ Thông Tin Về Gỗ Top 10 loại gỗ đắt nhất tại Việt Nam

Top 10 loại gỗ đắt nhất tại Việt Nam

0

Gỗ nào đắt nhất Việt Nam? Đây là câu hỏi được nhiều người đang có dự định buôn gỗ hoặc vô tình quan tâm. Cùng Cuagocaocap.vn tham khảo bài viết dưới đây về top 10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam và có những thông tin hữu ích nhé. 

1. Gỗ Trầm Hương 

Trầm Hương là một trong những loại gỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay. Trầm Hương vốn được xếp vào loại gỗ quý hiếm bậc nhất, thường sinh sống nhiều tại khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Sở dĩ loại gỗ này quý hiếm vì được hình thành khi cây bị nhiễm bệnh, chứ không phải do tự nhiên mà có. Kích thước của gỗ Trầm Hương còn tùy theo thời gian hình thành. Kinh nghiệm chọn mua gỗ Trầm hương là nên lựa chọn cây có u, bướu, bị xơ xác hoặc cháy rừng, sét đánh. Bởi vì nhiều cây cao lớn và khỏe mạnh nhưng chưa chắc đã phải là Trầm Hương. 

– Giá bán gỗ có phần Trầm Hương được phân theo từng cấp độ: Loại hạng nhất khoảng 2 – 20 tỷ/kg, loại hạng nhì 400 triệu/kg và loại hương hạng khoảng 2 triệu đồng/kg.

2. Gỗ Sưa đỏ – những loại gỗ đắt nhất Việt Nam 

Gỗ nào đắt nhất? Nếu như Trầm Hương đứng số một, thì Sưa đỏ ở vị trí số hai. Gỗ sưa có nhiều loại như đỏ, trắng và vàng nhưng chỉ có Sưa đỏ mới có giá trị nhất. Gỗ Sưa thường phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và Trung ở nước ta. Sưa đỏ có thân hình xù xì, lá mọc so le và hoa kết thành chùm có mùi thối. Gỗ Sưa đỏ có vân gỗ tại cả bốn mặt nên rất quý hiếm. Ngoài ra, một số giống Sưa đỏ có từng lớp gỗ mịn, đỏ sẫm hoặc màu đen. 

– Giá bán gỗ Sưa đỏ cũng tùy theo từng loại, dao động từ 5 – 50 triệu đồng/kg. Ngoài ra, nếu mua gỗ Sưa đỏ kiểu đấu giá có thể lên tới vài chục tỷ đồng.

3. Gỗ Hoàng Đàn

Gỗ gì đắt nhất? Vị trí tiếp theo là gỗ Hoàng Đàn tập trung chủ yếu ở khu vực vùng núi phía Bắc nước ta và có giá trị nhất ở khu vực Lạng Sơn. Gỗ Hoàng Đàn có chứa tinh dầu và rất ít khi bị mối mọt. Chính vì vậy, tinh dầu chính là phần quý nhất của loại gỗ này và có thể bảo quản hàng trăm năm vẫn còn mùi thơm. Gỗ Hoàng Đàn thường được dùng để chạm khắc linh vật, tượng gỗ, vòng đeo tay… 

– Giá bán gỗ Hoàng Đàn: Dao động 1,5 – 3 triệu đồng/kg.

4. Gỗ Xá Xị

Xá Xị chính là câu trả lời cho thắc mắc gỗ nào đắt nhất Việt Nam hiện nay. Gỗ Xá Xị còn được gọi là gỗ Re Hương gồm có 2 loại: Gỗ Xá Xị đỏ và xanh. Loại gỗ này có thời gian sử dụng lâu dài và phù hợp với nhiều loại môi trường, ít bị nứt nẻ. Đặc biệt gỗ Xá Xị có tinh dầu nên chống mối mọt, cùng với vân gỗ đẹp cao cấp. Mùi hương của gỗ Xá Xị giúp người sử dụng cảm thấy dễ chịu mỗi khi sử dụng. 

Giá bán gỗ Xá xị dao động 150.000đ – 300.000đ/kg.

Tìm hiểu thêm:

5. Gỗ Trắc

Top 10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam gọi tên gỗ Trắc được phân bố chủ yếu tại khu vực miền Trung và Nam Bộ. Ưu điểm của loại gỗ này là rất bền và thường được sử dụng để làm sập, bàn ghế, khi dùng càng lâu thì càng chắc, bóng đẹp. Gỗ Trắc rất bền bỉ và chống mối mọt trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Trên thị trường có 4 loại gỗ Trắc và thường được ứng dụng làm đồ cổ, giường, tủ, bàn ghế, tủ rượu… 

– Giá gỗ Trắc tùy theo từng loại, dao động 600 – 700 triệu/m3.

6. Gỗ Mun

Gỗ gì đắt nhất Việt Nam? Gỗ Mun phân bố nhiều tại khu vực Hà Giang, Quảng Bình, Khánh Hòa… Loại gỗ này có đặc trưng vân gỗ đẹp, bóng và chống mối mọt. Mùi thơm của gỗ Mun đặc trưng, giòn và cứng. Gỗ Mun gồm nhiều loại: Gỗ Mun đen, Mun hoa, Mun sọc, Mun sừng… Gỗ Mun thường được sử dụng để làm đồ nội thất mỹ nghệ, đồ cổ giả như tủ chè, sập gỗ, bàn ghế, bàn ăn, giường tủ, vòng đeo tay, điêu khắc, tranh gỗ… 

– Giá gỗ Mun tròn theo khúc cây khoảng 50 triệu đồng/m3. 

Tìm hiểu thêm: Gỗ mun đuôi công là gỗ gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu?

7. Gỗ Gụ

Đặc điểm của gỗ Gụ là có màu vàng trắng hoặc vàng nhạt, sau một thời gian sử dụng sẽ chuyển thành màu nâu sẫm, có đường vân gỗ và thớ gỗ dài. Vân của gỗ Gụ có dáng như hoa, đẹp và đa dạng nhiều kiểu hình. Đối với gỗ Gụ mới xẻ có mùi chua nhẹ và không bị hăng. Gỗ Gụ rất ít bị cong vênh, bóng đẹp và có khả năng chống mối mọt tốt. Trên thị trường hiện có 4 loại gỗ Gụ chính: Gỗ Gụ ta, gỗ Gụ mật, gỗ Gụ Là và gỗ Gụ Nam Phi. 

Giá bán gỗ Gụ được tính theo kg hoặc m3, dao động 25 triệu đồng/m3.

Tìm hiểu thêm: Gỗ gụ có tốt không? Có mấy loại, ưu và nhược điểm

8. Gỗ Pơ Mu

Gỗ gì quý nhất? Cái tên tiếp theo là gỗ Pơ Mu còn được gọi là Mạy vạc, Đinh Hương, Khơ mu… Loại gỗ này có thớ nhỏ mịn, cứng, đanh và có độ liên kết cao rất ít bị cong vênh trong quá trình sử dụng. Cùng với mùi thơm nhẹ đặc trưng và có thể đuổi được côn trùng. Gỗ Pơ Mu thường được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất và sản xuất tinh dầu. 

– Giá bán gỗ Pơ Mu khoảng 80 triệu đồng/m3.

9. Gỗ Cẩm Lai

Loại gỗ này thường được bán đấu giá tại các thị trường gỗ lớn với giá trị cao. Gỗ Cẩm Lai được khai thác trong điều kiện rừng tự nhiên ở nước ta và không có nhiều. Hiện gỗ Cẩm Lai nằm trong danh sách cấm khai thác. 

Giá gỗ Cẩm Lai dao động khoảng 40 – 60 triệu/m3.

10. Gỗ Cà te

Gỗ nào quý nhất? Gỗ Cà te còn được gọi là cate, cà tê, gỗ Gõ đỏ, gỗ Hổ Bì thuộc dòng gỗ quý hiếm và cấm khai thác. Đặc trưng của loại gỗ này là có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm, có nhiều vân như da hổ. Gỗ Cà te có thớ mịn, bền và cứng, chống mối mọt. Đặc biệt thân gỗ có nhiều vòng xoáy lớn nên rất được ưa chuộng. 

– Giá bán gỗ Cà te dao động 38 triệu đồng/m3. 

Trên đây là top 10 loại gỗ đắt nhất Việt Nam hiện nay, hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ được những thông tin hữu ích về đặc điểm và giá thành của từng loại gỗ một cách chi tiết nhất.

Bài tiếp theoTop 10 loại gỗ tốt nhất được sử dụng nhiều hiện nay
Xin chào! Mình là biên tập viên của cuagocaocap.vn có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong ngành gỗ, nội thất. Vì làm việc lâu năm trong ngành nên mình có được khá nhiều kiến thức về gỗ và có khả năng tư vấn giúp bạn đọc lựa chọn loại gỗ phù hợp để làm cửa cũng như đồ nội thất trong nhà. Mình sẵn sàng học hỏi những điều mới và mong muốn chia sẽ kiến thức của mình. Hy vọng mọi người sẽ yêu thích những bài viết của mình và để lại những ý kiến chân thanh để mình có thể phát triển hơn trong ngành gỗ nhé!

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version