Trang chủ Gỗ Thông Tin Về Gỗ Trồng cây gỗ nào cho kinh tế tốt nhất hiện nay?

Trồng cây gỗ nào cho kinh tế tốt nhất hiện nay?

0

Trồng cây gỗ nào cho kinh tế tốt nhất hiện nay? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi có ý định trồng cây lấy gỗ với mục đích kinh tế. Vậy đó là những loại cây nào nhanh thu hoạch gỗ và có giá trị nhất? Cùng Cuagocaocap.vn tham khảo bài viết sau.   

1. Gỗ trầm hương

Trồng cây gỗ nào cho kinh tế tốt nhất hiện nay? Gỗ trầm hương có mùi thơm dịu nhẹ, từ những cây gỗ già có thân mục tích tụ và chuyển hóa thành mùi thơm. Đó là lý do vì sao gỗ trầm hương lại có giá trị kinh tế vô cùng cao. Gỗ trầm hương khi trưởng thành sẽ cao khoảng 20m và có đường kính 60m. Gỗ của cây trầm hương có màu vàng nhạt, thịt gỗ màu nâu đen hoặc nâu sọc và rất nặng. 

2. Cây gỗ cẩm lai

Gỗ cẩm lai được trồng phổ biến tại khu vực Tây Nguyên ở nước ta. Gỗ cẩm lai có thịt nặng, vân gỗ viền đen và gỗ có màu hồng. Thời gian thu hoạch của gỗ cẩm lai khoảng 30 năm và sớm nhất là 15 năm. Thời gian đạt năng suất cao nhất của giống gỗ cẩm lai là 60 năm. Về giá trị của gỗ cẩm lai dao động từ 60 – 90 triệu đồng/m3.

3. Trồng gỗ kinh tế nhất với cây gỗ giáng hương

Cây gỗ giáng hương thường được trồng nhiều tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ở nước ta. Cây gỗ giáng hương khi trưởng thành có đường kính khoảng 1m và cao hơn 20m. Loại cây này có thời gian sinh trưởng nhanh, sau 3 – 5 năm trồng có thể bắt đầu kinh doanh. Hiện nay, giá bán gỗ giáng hương khoảng 30 – 50 triệu đồng/m3. Gỗ giáng hương có mùi thơm dịu nhẹ, nhựa màu đỏ nhạt và thân gỗ chắc phù hợp để đóng tủ kệ, bàn ghế… 

4. Cây thiên ngân

Trồng gỗ kinh tế nhất bạn có thể tham khảo cây thiên ngân hay còn được gọi là cây gáo vàng Thái Lan có giá trị cao nên còn được gọi là cây tỷ phú. Khí hậu nước ta rất thích hợp để trồng cây thiên ngân và có giá trị cao gấp 10 lần cây keo lá tràm. Sau 3 – 4 năm trồng có thể thu hoạch với mục đích sản xuất than, giấy và sau 6 năm dùng để làm gỗ ép, đồ nội thất. Cây thiên ngân thích hợp với vùng núi và có kỹ thuật trồng rất đơn giản. 

5. Trồng gỗ kinh tế nhất cây keo lá tràm 

Trồng cây gỗ gì kinh tế nhất? Cây keo lá tràm còn được gọi là cây keo giâm hom rất dễ trồng và có thể thu hoạch sau 5 năm. Loại cây này được trồng nhiều với giá tốt, dễ trồng và được dùng để làm gỗ ván ép. Mỗi hecta trồng keo lá tràm và bạch đàn sau 5 năm sẽ có giá khoảng 50 triệu đồng khi canh tác đúng kỹ thuật. Cây keo lá tràm được trồng nhiều ở khu vực Thanh Hóa, Nghệ An. 

6. Bạch đàn lai

Giống bạch đàn lai còn được gọi là bạch đàn cao sản có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Thời gian thu hoạch bạch đàn cao sản khoảng 6 năm/lần, với sản lượng 60 tấn. Cây bạch đàn cao sản được trồng rộng khắp vùng khí hậu nhiệt đới, bất kỳ nơi đâu cũng có thể trồng được. Tuy nhiên, bạch đàn cao sản không phù hợp trồng tại khu vực có sương muối và chịu hạn hán khá tốt. 

7. Cây trúc liễu

Cây trúc liễu là giống cây trồng gỗ kinh tế nhất hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau 2 năm trồng có thể thu hoạch được gỗ cây trúc liễu và lớn nhất là sau 6 năm. Vì thời gian thu hoạch ngắn, kỹ thuật canh tác đơn giản, nên giống cây trúc liễu được nhiều hộ dân lựa chọn. Giống trúc liễu thích hợp với đất phèn, có độ mặn. Ngoài ra, loại cây này còn có khả năng chịu rét, chịu hạn và ít bị sâu bệnh. 

8. Cây gỗ sưa

Gỗ sưa là một trong cách trồng gỗ kinh tế nhất với mức giá dao động từ 15 – 20 triệu đồng/kg. Vòng đời khai thác của giống gỗ sưa khoảng 10 – 20 năm, vì vậy được nhiều người lựa chọn để phát triển kinh tế. Cây gỗ sưa khi trưởng thành cao khoảng 10m và đường kính 30m. Gỗ sưa màu đỏ và vân gỗ đen được xem là có giá trị cao nhất.

9. Gỗ mun

Loại gỗ này có màu đen đặc trưng và thường được trồng nhiều tại khu vực vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Gỗ mun có giá bán dao động khoảng 60 – 70 triệu đồng/m3. Loại gỗ này luôn nằm trong top các loại gỗ có giá trị kinh tế cao nhất. Thời gian khai thác gỗ sưa khoảng 20 – 30 năm, năng suất cây cao tới 30m và đường kính 60m. 

Trên đây là những loại cây trồng gỗ kinh tế nhất hiện nay với thời gian thu hoạch nhanh. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình giống cây phù hợp nhất để phát triển kinh tế. 

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version