MDF hiện là loại gỗ được ưa chuộng trong thiết kế nội thất chung cư với những ưu điểm nổi bật và giá cả hợp lý. Vậy gỗ MDF là gì? Đặc điểm, phân loại và bảng giá mới nhất như thế nào? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.
1. Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là gì? Đây là loại gỗ ván ép sợi công nghiệp, được cấu tạo từ thành phần sợi gỗ nhỏ và phụ kiện như: Chất bảo vệ, chất làm cứng, keo, Parafin… Thành phần chính của gỗ MDF gồm: Khoảng 75% gỗ tự nhiên, 10% nước, 15% keo kết dính và 1% là các thành phần phụ gia (chất bảo vệ gỗ, chất làm cứng, chất chống mối mọt…)
- Gỗ MDF thường có kích thước khoảng 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
- Độ dày gỗ MDF trung bình khoảng: 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 mm.
- Ván ép MDF có độ dày cao khoảng: 24, 25, 30, 32, 32.8 mm.
Khi tìm hiểu xong gỗ MDF là gỗ gì, bạn cũng nên nắm rõ cách phân loại gỗ MDF dưới đây:
- Gỗ ván MDF thường: Loại gỗ này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, ứng dụng trong thiết kế nội thất và thi công. Giá thành hợp lý. Nhược điểm của loại gỗ này là dễ bị phồng tại vị trí ẩm thấp.
- Gỗ ván MDF chống ẩm: Có phần lõi màu xanh, với ưu điểm nổi bật là khả năng chống thấm phù hợp với đặc trưng khí hậu nước ta. Ưu điểm nổi bật của loại gỗ này đó là khả năng chống nước, độ đàn hồi và chống ẩm tốt.
- Gỗ ván MDF chống cháy: Phần lõi của loại gỗ này có màu đỏ. Đặc điểm nổi bật là chống cháy nên thường được dùng trong phòng chung cư, văn phòng.
Xem thêm: Gỗ chống cháy là gì – cửa gỗ bốn cánh đẹp
2. Đánh giá ưu và nhược điểm của gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF có tốt không? Để đánh giá được chất lượng của loại gỗ này, bạn cần tìm hiểu về ưu và nhược điểm như sau:
- Khả năng chống mối mọt, cong vênh tốt trước mọi điều kiện thời tiết.
- Bề mặt của gỗ MDF phẳng, nhẵn nên rất dễ sơn hoặc dán phủ những chất liệu khác.
- Chất lượng đồng đều, số lượng không giới hạn và có thời gian thi công nhanh.
- Giá thành rẻ hơn so với loại gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên gỗ MDF có một số nhược điểm như:
- Khả năng chịu nước kém hơn so với gỗ tự nhiên.
- Không có độ dẻo.
- Khó trạm trổ hoa văn như các loại gỗ tự nhiên.
- Độ dày của gỗ bị giới hạn và cần phải ghép các tấm gỗ lại với nhau khi muốn có độ dày cao.
Các loại lớp phủ bề trên mặt gỗ MDF gồm:
- Melamine gồm lớp trong cùng, lớp tiếp theo và lớp ngoài cùng.
- Laminate: Có khả năng chịu nước và lửa tốt.
- Veneer: Là loại gỗ tự nhiên được lạng thành từng lớp mỏng để phủ lên gỗ công nghiệp.
- Acrylic: Có độ sáng bóng đẹp và nhiều màu sắc.
- Bề mặt sơn bệt
- Bề mặt gỗ giả đá
Có thể bạn quan tâm: cửa gỗ sơn màu gì đẹp – cửa gỗ 2 cánh có kính
3. Bảng giá gỗ MDF mới nhất hiện nay
Giá gỗ MDF còn tùy theo từng loại và kích thước cụ thể. Dưới đây là bảng giá gỗ MDF mới nhất các bạn có thể tham khảo:
3.1. Giá gỗ ván MDF trơn
- MDF 2,5mm: 66.000đ
- MDF 3mm: 76,000đ
- MDF 4mm: 100,000đ
- MDF 4,75mm: 106,000đ
- MDF 5,5mm: 125,000đ
- MDF 7.5mm: 140,000đ
- MDF 8mm: 158,000đ
- MDF 9mm: 170,000đ
- MDF 11mm: 188,000đ
- MDF 12mm: 220,000đ
- MDF 15mm: 263,000đ
- MDF 17mm: 298,000đ
- MDF 25mm: 544,000đ
- MDF Phủ Xoan 0.3 mm 1 mặt: 75.000đ
- MDF Phủ Xoan 0.3mm 2 mặt: 135.000đ
- MDF phủ sồi 1 mặt: 115.000đ
- MDF phủ sồi 2 mặt: 215.000đ/ 2 mặt
3.2. Bảng giá gỗ MDF chống ẩm
- MDF 3mm chống ẩm (Thái): 96.000đ
- MDF 5,5mm chống ẩm (Dongwha, timbee): 155.000đ (Thái): 180.000đ
- MDF 8mm: chống ẩm (Dongwha, timbee): 175.000đ, (Thái): 215.000đ
- MDF 12mm: chống ẩm (Dongwha, timbee): 290.000đ (Thái): 310.000đ
- MDF 15mm: chống ẩm (Dongwha, timbee): 340.000đ (Thái): 370.000đ
- MDF 17mm: chống ẩm (Dongwha, timbee): 360.000đ (Thái): 390.000đ
- MDF 25mm chống ẩm (Thái): 511.000đ
3.3. Giá gỗ MDF phủ Melamine
- Vân gỗ tiêu chuẩn 60.000đ/mặt, 2 mặt: 105.000đ
- Màu đơn sắc (xanh, đỏ, vàng..) + vân gỗ đặc biệt: 75.000đ/mặt
- Phủ giấy vân gỗ: 20.000đ/mặt
- Phủ giấy Pu: 25.00đ/ mặt
- Phủ giấy + keo trắng: 42.000đ/ mặt
- Phủ keo trong trên nền veneer hoặc gỗ ghép: 40.000đ/ mặt
- Keo trắng trực tiếp: 35.000đ/mặt
- Phủ lớp bảo hộ melamine hoặc keo: 45.000đ/mặt
=> Lưu ý: Giá gỗ MDF có thể thay đổi tùy theo từng địa chỉ và thời điểm.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về gỗ MDF là gì? Đặc điểm, phân loại và bảng giá gỗ MDF. Hy vọng, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ này và chọn được cho mình những sản phẩm chất lượng tốt nhất.