Các sản phẩm nội thất từ gỗ Trắc được nhiều người ưa chuộng với màu sắc đẹp, bền bỉ và sang trọng. Vậy bạn đã biết gỗ Trắc là gì? phân loại và ưu nhược điểm của loại gỗ này như thế nào chưa? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau nhé!
1. Gỗ Trắc là gì?
Gỗ Trắc là gì? Gỗ Trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis, loài thực vật họ Đậu. Đây là một trong những loại gỗ quý ở Việt Nam và có giá trị kinh tế cao. Trong bảng phân loại các nhóm gỗ quý hiếm, gỗ Trắc thuộc nhóm I và nằm trong danh sách cấm khai thác.
Gỗ Trắc được khai thác từ cây gỗ Trắc có chiều cao khoảng 25cm và đường kính là 1m. Vỏ của cây gỗ Trắc nhẵn, có màu nâu xá, nhiều cành, nhiều xơ và có cành non lốm đốm với các nốt sần. Lá của cây gỗ Trắc có độ dài 15 – 20cm. Phần cuống của cây gỗ Trắc có nhiều chét hình trái xoan. Hoa gỗ Trắc mọc thành từng chùm và có nhị hoa nhỏ. Hạt gỗ Trắc ở bên trong quả.
2. Phân loại gỗ Trắc thế nào?
Phân loại gỗ Trắc gồm tất cả 6 loại. Cụ thể như sau:
2.1. Gỗ trắc đen
Đặc điểm: Có chiều cao khoảng 15m, vỏ mỏng, nhẵn và mọc thành nhiều gai to. Gỗ Trắc đen thường phân bố nhiều tại khu vực Quảng Bình và còn được gọi là Trắc ta. Gỗ Trắc có màu đen và có giá trị hơn cả gỗ Trắc đỏ. Gỗ Trắc đen thuộc nhóm 1, đặc điểm nổi bật là có độ bền cao, màu sắc óng ánh, đường vân đẹp và hương thơm giống gỗ Cẩm Lai. Gỗ Trắc đen có khả năng chống mối mọt tốt, ít bị cong vênh và có tuổi thọ cao.
Giá thành: Được tính bằng kg và dao động từ 600.000đ – 1.400.000đ/kg.
2.2. Gỗ trắc xanh
Đặc điểm: Có khả năng chịu va đập rất tốt và giúp xua đuổi côn trùng với hương thơm đặc trưng. Đường vân của gỗ Trắc xanh đẹp, nếu có ánh sáng chiếu vào sẽ chuyển màu. Khi để gỗ Trắc trong bóng tối sẽ có màu ngọc bích. Gỗ Trắc có khả năng chống mối mọt tốt và thường được sử dụng để điêu khắc nội thất sang trọng.
Giá thành: Có giá trị kinh tế cao, dao động khoảng 10 triệu đồng/kg.
2.3. Gỗ Trắc Nam Phi
Đặc điểm: Chất gỗ nặng, đường vân gỗ đẹp và không có mùi thơm hay tinh dầu. Nhược điểm của gỗ Trắc Nam Phi là dễ bị nứt nẻ, toom gỗ ro và độ bền thấp.
Giá thành: Chỉ bằng 10% so với các loại gỗ Trắc của Việt Nam.
2.4. Gỗ Trắc vàng
Đặc điểm: Màu vàng đặc trưng và nếu để lâu sẽ xuống màu. Gỗ Trắc vàng có độ bền cao, đường vân đẹp và có khả năng chịu lực tốt.
Giá thành: Dao động 500.000đ – 1.000.000đ/kg.
2.5. Gỗ Trắc dây
Đặc điểm: Có độ bền cao, không bị nứt nẻ khi gặp môi trường hanh khô.
Giá thành: Dao động 100.000đ – 200.000đ/kg.
Tìm hiểu thêm:
3. Ưu và nhược điểm của gỗ Trắc là gì?
Dưới đây là ưu và nhược điểm của gỗ Trắc mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Ưu điểm
- Đẹp: Thớ gỗ với đường vân rất mịn và nổi như đám mây. Gỗ Trắc có mùi hơi chua và không hăng. Trong gỗ Trắc có chứa tinh dầu, nếu dùng giấy nháp hay lau chùi sẽ bóng. Khi đốt cháy gỗ Trắc sẽ có mùi thơm nhẹ nhàng và màu trắng giống như tàn thuốc lá.
- Độ bền: Gỗ Trắc rất cứng, nặng và không bị cong vênh. Loại gỗ này có khả năng chịu mưa và nắng rất tốt. Vì vậy, các sản phẩm nội thất từ gỗ Trắc có thể tồn tại tới hàng trăm năm.
- Độ an toàn: Gỗ Trắc được đánh giá là lành tính và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.
- Độ hiếm: Gỗ Trắc rất quý hiếm và có giá trị cao vì ngày càng khan hiếm.
Gỗ Trắc được đánh giá cao với độ bền, cứng và khả năng chịu lực rất tốt nên thường được sử dụng để làm cọ tiêu, sàn nhà hay cột mốc biên giới. Ngoài ra, gỗ Trắc còn được ưa chuộng để đóng tủ, giường, bàn ghế và sập chân quỳ…
Hiện nay, gỗ Trắc được săn lùng và thu mua với giá cao. Những cây gỗ Trắc có kích thước lớn thì giá thành càng cao. Chẳng hạn như: Với cột nhà cũ bằng gỗ Trắc có đường kính khoảng 25kg và nặng 3 tạ có giá tới hàng trăm triệu đồng hoặc những chiếc sập từ gỗ Trắc lên tới hàng tỷ đồng.
3.2. Nhược điểm
Nhược điểm của gỗ Trắc là nhanh xuống màu sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, sự thay đổi màu sắc của gỗ Trắc không ảnh hưởng gì tới chất lượng.
Trên đây là những thông tin tư vấn về khái niệm, phân loại và ưu, nhược điểm của gỗ Trắc. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ này và chọn được cho mình những sản phẩm chất lượng tốt nhất từ gỗ Trắc.